Hướng dẫn cách nhận biết xe 1 cầu và 2 cầu dễ hiểu nhất


0 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Khuyến mãi đặc biệt

gif hot taplaiNGÀY KHAI GIẢNG : Thứ Ba 23/04/2024 (CHỈ CÒN 3 NGÀY KHAI GIẢNG)
CHỐT 25 HỒ SƠ CUỐI CÙNG KHAI GIẢNG KHÓA HỌC CUỐI CÙNG

( Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng )

Trong thời đại không ngừng phát triển như hiện nay, ô tô là phương tiện đi lại rất phổ biến. Chắc hẳn bạn khá quen với những thuật ngữ như xe cầu trước (FWD), xe cầu sau (RWD), xe 2 cầu (AWD). Để cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn, nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nhận biết xe 1 cầu và 2 cầu dễ hiểu nhất.

Khái niệm: Cầu xe là gì?

Để hiểu một cách đơn giản nhất, cầu xe là một bộ phận có dạng hình cầu và thường sẽ được đặt ở điểm kết nối giữa 2 trục bánh sau hoặc là bánh trước của xe ô tô. Đồng thời có có một hệ thống bánh răng có tên gọi là “vi sai”. Bộ vi sai này có nhiệm vụ nối 2 bánh xe sau bằng 2 láp ngang, ngược lại nếu nó có công dụng nối với động cơ thì sẽ gọi là láp dọc.

Động cơ khi hoạt động dẫn đến láp dọc quay và sẽ tác động trực tiếp đến bộ vi sai và dẫn theo 2 láp ngang cũng sẽ quay, nhờ vậy bánh xe sẽ bắt đầu lăn theo.

Đặc biệt ở bộ vi sai có một vai trò vô cùng quan trọng là làm cho 2 bánh xe chuyển động độc lập với nhau, hai bánh xe sẽ làm điểm tựa cho nhau thì mới di chuyển được và tránh tình trạng bánh xe bị lết dẫn đến lật xe nếu đi vào đoạn đường cua.

Sự khác nhau giữa xe 1 cầu và xe 2 cầu

Xe 1 cầu

4x2 hay 2WD (2 Whel Drive) là tên gọi khác của xe 1 cầu. Cấu tạo của xe 1 cầu sẽ có dẫn động 2 bánh, được gọi là dẫn dộng cầu sau và dẫn động cầu trước.

- Dẫn động cầu sau

  •  Ưu điểm:

Ưu điểm nổi bật nhất ở loại xe dẫn động cầu sau này là dễ lái và khả năng tăng tốc. Khi tăng tốc trọng tâm sẽ dồn nhiều về phía sau nên giúp ổn định tay lái, độ chính xác khi lái được thể hiện rõ.

  •  Nhược điểm:

Khả năng bám đường không tốt, đặc biệt nguy hiểm khi đi vào địa hình xấu và thời tiết không thuận lợi như mưa bão,..

- Dẫn động cầu trước

  • Ưu điểm:

Xe dẫn động cầu trước (FWD) sẽ có trọng lượng nhẹ hơn dẫn dộng cầu sau, độ bám đường khá tốt do đó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu rất nhiều

  • Nhược điểm:

Đối với các mẫu xe cầu trước toàn bộ lực kéo phải phụ thuộc vào bánh trước, kèm theo đó là cả hệ thống lái dẫn đến độ linh hoạt của xe sẽ bị hạn chế, đặc biệt là ở những cung đường khó và đoạn cua phức tạp.

Xe 2 cầu

Như một số đánh giá khả năng thích nghi hoạt động của xe 1 cầu khá kém, vì thế xe 2 cầu xuất hiện với kỳ vọng giải quyết toàn bộ những khuyết điểm của xe 1 cầu.

Xe 2 cầu được phân ra thành 2 loại: Loại dẫn động bán thời gian (4WD), loại dẫn dộng toàn thời gian (ADW)

 

Phân biệt xe 2 cầu toàn thời gian và bán thời gian

- Xe 2 cầu toàn thời gian (ADW):

Mẫu xe này có chức năng tự động điều phối công suất cho cả hai trục trước và sau. Khi xe phát hiện một trong hai bánh gặp sự cố, thì xe sẽ tự động chuyển toàn bộ động lực sang trục còn lại.

- Xe 2 cầu bán thời gian (4WD):

Ngược lại với xe 2 cầu toàn thời gian, xe không có tính năng tự động mà buộc người dùng phải tự làm thao tác gài cầu bằng tay, xe se có trang bị hộp số phụ hai cấp. Những người khi mới bắt đầu sử dụng xe 2 cầu bán thời gian thường có cảm giác khó đi.

phan-biet-xe-1-cau-va-2-cau

Vậy nên sử dụng xe 1 cầu hay xe 2 cầu?

Theo những phân tích ở trên về xe 1 cầu và xe 2 cầu đã chỉ rõ cho chúng ta thấy những tính năng vượt trội của xe 2 cầu. Có thể di chuyển linh động trên mọi địa hình đồng thời có thể linh động đổi sang chế độ 1 cầu bất cứ lúc nào bạn muốn. Tuy nhiên khi sử dụng xe 2 cầu bạn có thể tốn thêm một ít chi phí bởi sẽ tiêu tốn nhiên liệu hơn xe 1 cầu,..

Với những thông tin truonghoclaixeb2.com vừa cung cấp sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức nhận biết xe 1 cầu và 2 cầu một cách dễ dàng nhất.

 

Từ khóa liên quan:

xe 2 cầu, xe 1 cầu, nhận biết xe 1 cầu và 2 cầu, Cầu xe là gì,

CÁC BÀI ĐĂNG KHÁC
;
Để lại SĐT
Gọi điện